5 ngôi chùa đẹp và linh thiêng ở TP. Hồ Chí Minh mà bạn có thể viếng dịp Vu Lan

10-08-2024 | Lượt xem: 60
Vu Lan đã đến vậy bạn đã có dự định đi viếng chùa nào chưa? Nếu chưa thì Odwin Travel sẽ gợi ý cho bạn 5 ngôi chùa đẹp và linh thiêng ở TP.HCM vào mùa Vu Lan nhé. Cùng tìm hiểu nào.
 
Chùa là một công trình kiến trúc được xây dựng để phục vụ cho tín ngưỡng Phật giáo. Chùa dùng để thờ Phật và truyền bá đạo Phật. Đây cũng chính là nơi ở và nơi sinh hoạt của vị sư, tăng ni. Bất kể bạn là tín đồ hoặc không theo đạo Phật thì đều có thể đến viếng chùa để nghe kinh giảng dạy hoặc cầu nguyện cho gia đình bình an,…
 
Tháng 7, mùa Vu Lan đã đến và là lúc mọi người thể hiện lòng đền đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng với ông bà, cha mẹ. Vào dịp Vu Lan hầu như người dân tập trung đến các ngôi chùa khá đông để có thể thắp nhang cầu nguyện, thể hiện lòng kính trọng của mình dành cho người thân.
 
Nhân đây, Odwin Travel sẽ giới thiệu cho bạn 5 ngôi chùa đẹp và linh thiêng ở HCM để có thể đến viếng vào mùa Vu Lan nhé.

1. Chùa Phước Hải (Chùa Ngọc Hoàng )

 
Chùa Phước Hải – một ngôi chùa cổ xưa mà đa số người Sài Gòn đều biết, đây là một ngôi chùa được xây dựng theo lối kiến trúc của người Hoa và được khởi xướng xây dựng bởi vị Lưu Minh pháp danh Đạo Nguyên (người Quảng Đông) vào đầu thế kỷ 20. Chùa là ngôi điện thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế nên còn có tên gọi khác là chùa Ngọc Hoàng.
 
Chùa Phước Hải
 
Chùa có khuôn viên rộng hơn 2000 mét vuông và được xây bằng gạch, mái lợp ngói âm dương, góc mái bằng nhiều tượng gốm màu. Trong chùa có nhiều tác phẩm nghệ thuật: tranh thờ, tượng thờ, bao lam, liễn đối, hương án,… được làm bằng chất liệu gỗ, gốm và giấy bồi. Phía bên trong của chùa gồm 3 tòa: Tiền điện, Trung điện và Chánh điện. Chính điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, Huyền Thiên Bắc Đế với các thiên binh, thiên tướng.
 
Phía trước chùa là một bể cá khá rộng đầy đủ các loại và bể bên phải từ cổng đi vào là bể rùa. Bể nào cũng đầy cá và rùa có đủ kích thước lớn nhỏ khác nhau là do người dân đến cầu nguyện và thả xuống.
 
Khuôn viên Chùa Phước Hải
 
Chùa Ngọc Hoàng được xem một ngôi chùa đẹp ở Sài Gòn, rất linh thiêng và thích hợp cho việc cầu con cái bởi Ngôi chùa có thờ Kim Hoa Thánh Mẫu (thần coi việc sinh nở) cùng 12 bà mụ mỗi bà lo một việc: nắn tay, nắn chân, nắn đầu, dạy trẻ tập đi, tập nói,…
 
Vì vậy mà chùa thường đón số lượng khách đến viếng khá đông không chỉ đông vào ngày lễ mà vào dịp cuối tuần cũng có người đến viếng.

2. Chùa Bửu Long

 
Những ai ở Sài Gòn thì không nên bỏ qua ngôi chùa Bửu Long – ngôi chùa lối kiến trúc Thái Lan lộng lẫy mà cũng không kém phần linh thiêng. Ngôi chùa được xây dựng vào 1942 và có tên chính thức là thiền viện Tổ Đình Bửu Long.
 
Chùa Bửu Long
 
Lối kiến trúc của chùa là sự kết hài hòa hợp giữa văn hoá Thái Lan và Ấn Độ cùng tinh hoa kiến trúc nhà Nguyễn. Bảo tháp chính của chùa với độ cao 56m được xem là bảo tháp lớn nhất Việt Nam. Ngôi chùa nằm giữa rừng núi thiên nhiên, hòa mình vào cây cối xanh mát đã làm cho ngôi chùa thêm phần nổi bật bởi được xây dựng theo lối kiến trúc cung điện với màu trắng chủ đạo, phối cùng màu vàng rực rỡ ở phần chóp của kiến trúc chùa Thái Lan.
 
Khuôn viên chùa Bửu Long
 
Chùa Bửu Long được rất nhiều người đến viếng, không chỉ riêng khách hành hương, lựa chọn làm điểm đến chay tịnh để ngồi thiền mà còn thích hợp cho các bạn trẻ yêu thích chụp ảnh bởi vị trí của chùa nằm giữa núi thiên nhiên xanh mát và là một công trình kiến trúc vô cùng lộng lẫy.

3. Chùa Giác Lâm

 
Chùa Giác Lâm là một trong những ngôi chùa cổ nhất tại Sài Gòn đã có hơn 300 năm tuổi. Chùa được xây dựng vào 1744 bởi ông Lý Thuỵ Long và chùa có tên là Sơn Cang hay còn gọi là chùa Cẩm Đệm. Vào năm 1774 thì được đổi tên thành Giác Lâm và mời Thiền sư Viên Quang về trụ trì.
 
Chùa Giác Lâm
 
Chùa Giác Lâm được xây dựng theo kiểu kiến trúc chữ “Tam” (Ξ) gồm 3 lớp nhà chính: chính điện, giảng đường và nhà trai. Những trụ cột bên trong chùa được chạm khắc những câu đối rất công phu.
 
Ở trước chính điện thờ phật A Di Đà, Thích Ca, Di Lặc, bàn thờ hai bên có tượng Quan Thế Âm, Đại Thế Chí, dọc hai bên tường thờ các vị Thập Bát La Hán, Thập Điện Diêm Vương, tượng Tổ Bồ Đề Đạt Ma và tượng Long Vương. Phía sau chính điện là bàn thờ Tổ để thờ các vị Hòa thượng đã trụ trì tại chùa. Điểm đặc sắc nhất là chùa đã xây dựng một bảo tháp Xá Lợi Phật cao 32,70m với diện tích hơn 600 mét vuông và gồm 7 tầng.
 
Khuôn viên chùa Giác Lâm
 
Đây là một ngôi chùa đẹp ở Sài Gòn và linh thiêng. Vì thế, hằng năm vào những dịp lễ chùa thường được đón một số lượng khách đến viếng thăm khá đông bởi lối kiến trúc lâu đời và không thiếu phần linh thiêng.

4. Chùa Vĩnh Nghiêm

 
Vĩnh Nghiêm là một trong những ngôi chùa khá linh thiêng ở Sài Gòn và được xây dựng vào năm 1964 và hoàn thành năm 1971 bởi kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng vẽ kiểu. Chùa có khuôn viên rộng khoảng 6000 mét vuông.
 
Chùa Vĩnh Nghiêm
 
Chùa chính xây dựng kiểu chữ “Công”, mặt hướng Đông Bắc, gồm một tầng trệt và một tầng lầu. Chùa bao gồm các hạng mục như: tòa nhà trung tâm (tầng trên có ngôi Phật điện), Bảo tháp Quán Thế m, cơ sở dành cho hoạt động xã hội. Về sau thì chùa xây thêm Bảo tháp Xá Lợi Cộng đồng, Tháp đá Vĩnh Nghiêm,…
 
Bên trong chánh điện bạn sẽ bắt gặp những bức tượng phật được mạ một màu vàng óng ánh, và các trụ cột được chạm khắc rất tinh xảo.
 
Khuôn viên chùa Vĩnh Nghiêm
 
Chùa được xem là một ngôi danh lam ở thành phố hiện nay. Hằng ngày, chùa đã đón tiếp nhiều Phật tử, du khách trong nước, nước ngoài đến tham quan và cúng bái.

5. Chùa bà Thiên Hậu

 
Chùa bà Thiên Hậu được xem là một nơi linh thiêng bậc nhất không thể bỏ lỡ khi đến với Sài Gòn. Chùa được xây dựng vào thế kỷ 18 với tuổi đời hơn 200 năm tuổi. Đây là một ngôi miếu được xây dựng theo lối kiến trúc của người Hoa dùng để thờ bà Thiên Hậu, nhưng theo quan niệm của người Việt thì nơi nào linh thiêng thì người ta đều gọi là chùa vì vậy mà chùa được gọi là chùa Bà Thiên Hậu.
 
Chùa Bà Thiên Hậu
Chùa Bà Thiên Hậu
 
Ngôi chùa được xây với toàn bộ nguyên vật liệu được chuyển từ Trung Quốc như: cây gỗ quý đến bát lưu hương, từ những bức phù điêu đến tượng nhỏ,… Điều này cũng đã nói lên được tầm quan trọng của chùa bà đối với người Hoa ở Sài Gòn.
 
Khuôn viên Chùa Bà Thiên Hậu
 
Chùa được xây dựng theo lối tam quan cách điệu ở phần cửa chính đi vào và hai bên hông có thêm hai hành lang và chùa còn nổi trội bởi nét chạm khắc rất tinh xảo, bạn sẽ thấy rõ ở các khung cửa, cột chùa,.. Phần mái được trang trí bằng nhiều bức tượng đa dạng hình thù và kích thước được tạo hình rất chi tiết và kỳ công.
 
Đến chùa Bà Thiên Hậu không chỉ để cầu an mà còn đến để tìm hiểu lịch sử vào kiến trúc và văn hóa của ngôi chùa cổ. Chính vì điều này nên vào các dịp lễ chùa bà tiếp nhận một lượng khá đông đến viếng.
 
Vu Lan đã đến rồi hãy chọn cho mình một trong những ngôi chùa trên đây để đến cầu bình an, cầu phúc cho bạn cũng như gia đình của bạn đi nào.
 
 
Nguồn: Bách Hóa Xanh
Đánh giá của bạn
Tin tổng hợp khác
 
Zalo
facebook-messenger-icon